10 KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CHO VỊ TRÍ QUẢN LÝ NHÂN SỰ

“Tôi là người hướng ngoại” và “Tôi thích giúp đỡ người khác” là hai lý do phổ biến mà các chuyên gia nhân sự đưa ra để giải thích cho lý do lựa chọn nghề nghiệp của mình. Họ có đủ lý do để bắt đầu nhưng dường như lại thiếu định hướng để thực hiện công việc một cách tốt nhất. 

 

“Sau hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, tôi có một số suy nghĩ về những kinh nghiệm cần thiết để đạt được thành công trong việc quản lý nhân sự”. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 10 kinh nghiệm làm quản lý nhân từ Arte Nathan – Cựu giám đốc nhân sự của Golden Nugget và các công ty kế nhiệm, Mirage Resorts và Wynn. 

 

1. CÓ TẦM NHÌN XA

 

Một trong những kinh nghiệm làm quản lý nhân sự được các chuyên gia chia sẻ chính là có tầm nhìn xa, có định hướng phát triển và mục tiêu rõ ràng. Người quản lý nhân sự cần biết mình muốn đạt được kết quả như thế nào và hướng đội ngũ nhân viên của mình theo mục tiêu đó. 

 

Ngay từ ban đầu lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi, tạo ra môi trường và văn hóa làm việc mà tổ chức hướng tới. Thông qua đó tạo thành thông điệp tuyển dụng và môi trường làm việc cho toàn thể bộ máy nhân sự.  Tầm nhìn của Arte Nathan tại Wynn Resorts là phát triển nền văn hóa nơi mọi người muốn ở lại và làm việc.

 

Trong hơn 20 năm, kết quả thu được là thu hút hơn 3 triệu ứng viên nộp đơn xin việc cho 125.000 cơ sở mà chúng tôi tuyển dụng” – Arte Nathan chia sẻ.

 

Tỷ lệ doanh thu hàng năm tăng 11% trong thời gian đó cùng với việc không hề có bất kỳ một khiếu nại nào đến từ khách hàng. Wynn Resorts khi đó được mệnh danh là một trong những nơi đáng để làm việc nhất tại Mỹ.

 

2. HÃY LÀ MỘT NHÀ TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC

 

Mọi doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu nhà quản lý nhân sự phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

 

Tại Wynn, HR không chỉ là một bộ phận. Điều đó có nghĩa là nhân viên ở mọi cấp độ đều biết và hiểu được phần nào trách nhiệm của họ trong việc hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Thông qua việc tìm hiểu và nắm bắt sâu sắc tư tưởng chiến lược của doanh nghiệp, người quản lý sẽ là người truyền tải các thông điệp và chiến lược đó đến nhân sự của mình. Bằng cách này mọi nhân viên, tại mọi cấp độ đều có thể hiểu được chiến lược và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang theo đuổi. 

 

3. HÃY TRỞ THÀNH NHÀ GIAO TIẾP TUYỆT VỜI

 

Steve Wynn đã dạy chúng tôi rằng sự khác biệt giữa một chuyên gia giỏi và một nhà lãnh đạo tuyệt vời là khả năng giao tiếp. Giao tiếp là kỹ năng quản lý nhân viên mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần trau dồi và học hỏi. Có thể nói nhà quản lý chính là tiếng nói thể hiện văn hóa của tổ chức. 

 

Để hoàn thành vai trò của mình nhà quản lý cần biết nói đúng lúc, đưa ra các phát ngôn có trọng lượng và ý nghĩa. Sử dụng kỹ năng của mình để giúp đỡ các nhân sự trong doanh nghiệp giao tiếp tốt hơn. Tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp để có thêm kiến thức và kinh nghiệm.

 

4. AM HIỂU CÔNG NGHỆ

 

Arte Nathan tin tưởng vào việc sử dụng công nghệ để cải thiện quy trình và hiệu quả của bộ phận Nhân sự. Thời đại 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp đang là giải pháp tuyệt vời thay thế cho việc điều hành doanh nghiệp theo kiểu truyền thống.

 

Thay vì cách phương pháp quản lý nhân viên thủ công, việc áp dụng các công nghệ, công cụ và giải pháp phần mềm quản lý nhân sự ngày càng trở nên phổ biến. Thông qua các công cụ này mọi quy trình làm việc của nhân sự trong tổ chức đều được quản lý một cách dễ dàng. 

 

5. HÃY LINH HOẠT

 

Một trong những kinh nghiệm làm quản lý nhân sự từ chuyên gia chính là hãy linh hoạt trong mọi trường hợp. Đầu tiên người quản lý cần có tính “tò mò” nhằm khám phá những kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ mà mình chưa biết. Tốc độ và khối lượng công việc có thể thay đổi, chính vì vậy người quản lý cần học hỏi các phương pháp quản lý nhân viên khác nhau.

 

Thứ hai, người quản lý cần sẵn sàng đổi mới tư duy và thử sức với những điều mới. Với vai trò là nhà quản lý bạn phải sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới và thay đổi linh hoạt nhằm thích ứng. 

 

Thứ ba, hãy là một bậc thầy thay đổi khôn ngoan. “Thông thường theo kinh nghiệm làm quản lý nhân sự, tôi luôn thực hiện theo một quy trình có sẵn. Tuy nhiên không có gì là tuyệt đối ở trên đời, nhà quản lý cần biết nhìn nhận thực trạng và thay đổi theo đó” – Arte Nathan chia sẻ.

 

Và cuối cùng sau khi đưa ra các thay đổi nhà lãnh đạo cần quản lý chúng một cách hiệu quả. Thông qua việc thay đổi quy trình làm việc hay cách thức quản lý, bạn cần giám sát chúng nhằm xác định việc thay đổi có thực sự mang lại hiệu quả hay không. 

 

6. HIỂU CÁC CON SỐ

 

Muốn quản lý nhân sự hiệu quả, nhà lãnh đạo cần có hiểu biết về các con số, nhất là trong việc chi tiêu và phân bổ nguồn ngân sách. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dành một khoản ngân sách cho việc tuyển dụng và quản lý nhân sự.

 

Với vai trò là nhà quản lý nhân sự, bạn cần cân đo, đong đếm và phân bổ nguồn ngân sách này một cách hợp lý. Cũng như có chiến lược hoặc đề xuất cấp trên phân bổ thêm ngân sách cho chương trình đào tạo nhân viên hay ứng dụng các giải pháp quản lý nhân sự trên phần mềm. 

 

7. HỢP TÁC VỚI CÁC BỘ PHẬN KHÁC

 

Một trong những kinh nghiệm làm quản lý nhân sự được các chuyên gia chia sẻ chính là hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Người quản lý cần phối hợp với trưởng bộ phận nhằm tìm hiểu nhu cầu của nhân sự trong nhóm là gì và họ mong muốn gì từ bộ phận nhân sự.

 

Hợp tác là cách tốt nhất để các ý tưởng cũng như quy định về nhân sự được mọi người chấp nhận và thực hiện trong tổ chức của bạn. Sự hợp tác này giúp bộ phận nhân sự có cái nhìn sâu sắc về quy trình hoạt động và bối cảnh của tổ chức. 

 

8. TĂNG CƯỜNG SỰ TƯƠNG TÁC

 

Nhân viên thường nghĩ bộ phận nhân sự giống như văn phòng hiệu trưởng. Để xóa bỏ định kiến này nhà quản lý nhân sự cần thường xuyên tương tác với các nhân viên tại các phòng ban khác nhau. Điều này giúp hai bên cởi mở với nhau, tăng tính tương tác thông qua việc đặt câu hỏi hay thảo thuật về vấn đề.

 

Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn, rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới, từ đó nhân viên sẽ thực hiện và chấp hành các chính sách và quy định được đưa ra với tinh thần tự nguyện. Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự chính là tạo ra chính sách cởi mở cho phép nhân viên khiếu nại, đặt ra câu hỏi từ đó tăng niềm tin vào tổ chức. 

 

9. CHẤP NHẬN RỦI RO

 

Hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm làm quản lý nhân sự đều không thích rủi ro, có thể vì họ không được khuyến khích học cách chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên tất cả nhà quản lý thành công đều hiểu sâu sắc sự cần thiết của việc nắm bắt các cơ hội có thể mang lại.

 

Việc áp dụng quy trình tuyển dụng hay quản lý quy trình làm việc mang tính truyền thống đảm bảo tính an toàn. Tuy nhiên trên thực tế nếu bạn không chấp nhận mạo hiểm, thử sức mình ở các chiến lược hay cách làm và giải pháp mới, bạn không thể tạo ra điều khác biệt cũng như bứt phát và phát triển. 

 

10. TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NGƯỜI KHÁC

 

Truyền cảm hứng là cách tốt nhất để nhà lãnh đạo quản lý nhân sự trong tổ chức. Trên lý thuyết các chuyên gia nhân sự thường đại diện cho các quy tắc và chính sách của tổ chức, tuy nhiên thực tế nếu quá cứng nhắc và khuôn phép việc quản lý sẽ mất đi hiệu quả tối ưu. Thay vì việc sử dụng mệnh lệnh hay các văn bản chính sách, nhà quản lý cần truyền cảm hứng cho nhân sự của mình thông qua kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo của mình.

 

Đây cũng chính là cách để bạn chiếm được sự tôn trọng và kính nể từ nhân viên của mình. 

 

Trên đây là 10 kinh nghiệm làm quản lý nhân sự từ Arte Nathan – Cựa giám đốc nhân sự của Golden Nugget và Mirage Resorts và Wynn. Tùy theo loại hình doanh nghiệp của các bạn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự mức độ quan trọng phù hợp, đảm bảo sự vận hành hiệu quả. 

 

Nguồn: rbox.com.vn

lên đầu trang