UEH - UBND TP.HCM: Hội thảo - liên kết giữa Nhà trường & Doanh nghiệp, tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp - incomsoft chia sẻ sáng kiến

Vào lúc 13g30 ngày 10-1-2019 tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo khoa học mang chủ đề “Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Hội thảo do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đặt hàng với Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Hình ảnh: GS.TS. Nguyễn Đông Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế phát biểu khai mạc hội thảo vào chiều ngày 10/01.

Hình ảnh: Toàn cảnh của buổi Hội thảo

Mục đích của hội thảo nhằm tập hợp các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn từ các nhà khoa học, quản lý giáo dục, tuyển dụng, hoạch định chính sách để lãnh đạo thành phố có cơ sở hoàn thiện hệ sinh thái liên kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và chính quyền, thúc đẩy giải quyết việc làm cho sinh viên trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới cho 6 lĩnh vực khoa học và công nghệ (Khoa học tự nhiên; Khoa học kỹ thuật và công nghệ; Khoa học y, dược; Khoa học nông nghiệp; Khoa học xã hội; Khoa học nhân văn).

Chìa khóa để giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đó là “Thao tác nghề” & “Thực hành thao tác nghề”: làm được, làm đúng, làm ra kết quả: Đây là giá trị cốt lõi khi doanh nghiệp tuyển dụng “Lao động < 1 năm kinh nghiệm.  Việc này cần thực hiện ngay khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường.

Hình ảnh: Ông Phạm Thanh Hậu cùng cộng sự chụp hình lưu niệm

Ông Hậu cho ý kiến: Hiện tại có rất nhiều trở ngại, khó khăn trong việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Thông qua buổi hội thảo này ông Hậu trình bày một số trở ngại, và đề xuất giải pháp, sáng kiến hướng đến việc điều chỉnh các hoạt động quản lý giáo dục, hoạch định chính sách để tạo ra những chuyển biến tích cực, để việc hợp tác giữ Nhà trường và Doanh nghiệp cho ra “Kết quả có giá trị thật sự”, “Có tác động xã hội”, và đem lại giá trị cốt lõi cho đối tượng thụ hưởng là Sinh Viên. Những trở ngại và giải pháp ở 4 nhóm: Cơ chế, chính sách/Luật cho phép; Con người: Cấp quản lý trong nhà trường; Đối tượng thụ hưởng: Sinh viên; Doanh nghiệp

 1Nhóm 1: Cơ chế, chính sách/Luật cho phép

  • Trường hợp 1:

Vấn đề đưa ra: Một khóa tuyển sinh đã được áp 1 chương trình đào tạo tại thời điểm tuyển sinh, không được thay đổi trong bốn năm kế tiếp (Áp dụng riêng cho khóa tuyển sinh đó). Nghĩa là: nội dung đào tạo mới, không được phép áp dụng cho SV đang học mặc dù họ đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này gây nên khó khăn, tác động đến: Sinh viên, Doanh nghiệp. Sinh viên không được học các Công nghệ, kiến thức mới, xu hướng mới. khi họ vẫn đang trong chương trình đào tạo. Doanh nghiệp không thể triển khai thực hiện nội dung hợp tác, mà phải đợi đến khóa tuyển sinh mới. · Ví dụ: Chương trình hợp tác với doanh nghiệp được thống nhất ở học kỳ 7 của sinh viên. Nghĩa là từ khi thống nhất nội dung, ký kết hợp tác, Thì 3 năm sau mới triển khai thực hiện. 3 năm sau, một loạt rủi ro phát sinh:

    • DN chủ động dừng hợp tác vì biết chờ đợi quá lâu, …
    • Lãnh đạo khoa thay đổi, dừng hợp tác
    • Lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi , dừng hợp tác
    • Người phụ trách dự án thay đổi

 Từ những thực trạng trên incomSoft đưa ra giải pháp đề xuất: Tạo ra cơ sở pháp lý, Xây dựng cơ chế  nhằm cho phép điều chỉnh, đưa nội dung đào tạo mới vào các khóa đang còn đào tạo. Ví dụ: Giao quyền cho Trưởng khoa, bạn chủ nhiệm khoa được phép điều chỉnh +/- 10% nội dung chương trình đang đào tạo. Giao 10% số tín chỉ của chương trình đào tạo cho doanh nghiệp phối hợp thực hiện. Phải giao không gian, giao đất để Doanh nghiệp thực hiện. (Có thể tăng số lượng tín chỉ lên, trong trường hợp không thể điều chỉnh chương trình hiện tại)

  •   Trường hợp 2

Vấn đề đưa ra: Hoạt động R&D – Nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm “một phần” (hiệu chỉnh/thêm mới) chương trình đào tạo, … dường như không có trong nhà trường: Trong khi ở doanh nghiệp, và các thầy cô dạy cho doanh nghiệp. Các anh chị phải có bộ phận R&D, luôn phải nghiên cứu, sáng tạo, thử nghiệm, thay đổi, …Điều này gây nên khó khăn, tác động đến: Nhà trường, Doanh nghiệp, Sinh viên. Khi doanh nghiệp đưa 1 chương trình đào tạo “inhouse”/ “Đào tạo thao tác nghề”, đến hợp tác với nhà trường. Không có cơ chế để (Nhà trường, Doanh nghiệp, Sinh viên) thử nghiệm, … trước khi nhân rộng, áp dụng chính thức. Hiện tại: Việc lập hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá, xét duyệt 1 nội dung đào tạo … Nó quá khó. (Doanh nghiệp anh có bao nhiêu Tiến Sỹ, bao nhiêu Giáo Sư, … mà dám đưa nội dung đào tạo vào trường?)

Giải pháp đề xuất: Đưa ra chủ trương/cơ chế/chính sách bắt buộc mỗi Khoa phải có hoạt động R&D. Nội dung chương trình đào tạo (xem như Quy trình sản xuất/Nguyên liệu sản xuât, …): Hợp tác, thử nghiệm, cải tiến, thay đổi +/- 10% số tín chỉ đào tạo; Hoạt động R&D này KHÁC với hoạt động nghiên cứu khoa học

 Trường hợp 3

Vấn đề:Tổ chức, quản lý, vận hành nội dung hợp tác (Tương tác ngang giữa các bộ phận liên quan trong nhà trường). Điều này gây nên khó khăn, tác động đến: Nhà trường khi không có cơ chế để giao nhiệm vụ xuống các bộ phận liên quan trong nhà trường (Tương tác ngang giữa các bộ phận). Nội dung hợp tác không triển khai được: như bộ phận giáo vụ, quản lý, công tác sinh viên, …

 Ví dụ: Sự khốc liệt của bệnh “GATO”, nhân viên các bộ phận liên đới,  việc hiện tại làm không hết, nhận thêm việc làm gì, có phải sếp giao đâu, làm nhiều có tăng lương đâu; Dạ để em nghiên cứu và em phản hồi sớm a (Khi nào phản hổi? KQ phản hồi ?)

Lãnh đạo bộ phận liên đới: Anh ABC muốn lên chức, thì ảnh cống hiến, mình đâu cần phải hầu ảnh đâu, các em làm việc của mình đi, sắp xếp lúc rãnh rỗi/hợp lý thì hỗ trợ cho anh ABC….; Lúc nào rãnh rỗi ?
Giải pháp đề xuất: Đưa hoạt động R&D – Nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm “1 Chứng chỉ” đào tạo mới vào từng khoa và giao các phòng ban trong nhà trường cùng phối hợp thực hiện là một trong các nhiệm vụ của bộ phận liên đới.

 2. Nhóm 2: Con người, Cấp quản lý trong nhà trường

  • Lãnh đạo Khoa: Cụ thể là Trưởng, Phó và Ban chủ nhiệm khoa, … cần đi vào chiều sâu trong hoạt động liên kết với Doanh nghiệp.  Hiện tại: Sự hợp tác giữa Doanh nghiệp và Nhà trường, cụ thể là các Khoa vẫn cứ hợp rồi tan, hờ hững. Bản nhạc được khúc dạo đầu, … rồi phai tàn khi kết quả thực chất chưa đến, … Nguồn lực và sự kiên nhẫn không đủ để tiếp tục
  •  Lãnh đạo nhà trường: Cần giao chỉ tiêu, trao quyền, cơ chế, chính sách cụ thể hơn đến lãnh đạo khoa trong hoạt động “Đi vào chiều sâu” với doanh nghiệp; Cần SOI chi tiết hơn các hoạt động “THỰC SỰ” sau khi ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Khoa và Doanh nghiệp; Đặc biệt tránh hiện trạng: ĐÁNH TRỐNG - BỎ DÙI;  Cần phân biệt, làm rõ “Chuẩn đầu ra” và “Mục tiêu đào tạo”.
  •  Chuẩn đầu ra: Xét kết quả ngay khi sinh viên tốt nghiệp (Mới ra trường).
  •  Mục tiêu đào tạo: Xét sau 5 năm, 10 năm kể từ khi sinh viên tốt nghiệp.

Hiện trạng: Đặc biệt các nhóm trường Đại Học, rất cao cao tại thượng, SV tôi ra trường là làm quản lý, làm lãnh đạo, khởi sự, lập nghiệp, làm chủ, … (Đây là mục tiêu đào tạo – Không phải chuẩn đầu ra):

    • Chúng tôi (ĐH) không đào tạo nghề, đó là nhiệm vụ của trường Cao Đẳng, trung cấp nghề …
    • Trong khi phần lớn sinh viên ĐH mới ra trường, bắt đầu công việc của 1 nhân viên, 1 chuyên viên (Cấp thấp nhất)
    •  Xã hội Việt Nam: Phần lớn học sinh phổ thông chọn học tiếp theo ở bật Đại học
    • o 60% sinh viên ra trường làm trái ngành:§ https://tuoitre.vn/giai-quyet-viec-lam-cho-sinh-vien-la-trach-nhiem-cua-chinh-quyen-20190110145853072.htm

 Giải pháp đề xuất:

    • Nhìn thẳng vào “SỰ THẬT”/ “THỰC TẾ” và điều chỉnh 10% chương trình đào tạo, điều chỉnh chuẩn đầu ra. Giao 10% số tín chỉ của chương trình đào tạo cho doanh nghiệp phối hợp thực hiện. Phải giao không gian, giao đất để Doanh nghiệp thực hiện
    •  Chuẩn đầu ra cần cụ thể hóa “Thao tác nghề”bao gồm: “Thao tác nghề” & “Thực hành thao tác nghề” và làm được, làm đúng, làm ra kết quả: Đây là giá trị cốt lõi khi doanh nghiệp tuyển dụng “Lao động < 1 năm kinh nghiệm”.

 3. Nhóm 3: Đối tượng thụ hưởng: Sinh viên

Thái độ và sự cam kết của sinh viên khi tham gia các chương trình hợp tác giữa Nhà trường & Doanh nghiệp rất kém: 

    • Đăng ký nhưng không tham gia
    • Tham gia nhưng không đi hết chương trình
    • Tham gia không nghiêm túc, không đáp ứng quy tắt 4 Đúng - Đủ - Đều - Đạt

Thực trạng: Các hoạt động hợp tác mang tính chất giải trí, Khuyếch trương/quảng cáo thì thực hiện khá tốt (Chơi vui, phong trào, …); Các hoạt động mang tính rèn luyện, chuyên sâu, thách thức, … Đa phần không triển khai được. Những nhóm hợp tác rèn luyện chuyên sâu “Thao tác nghề” & “Thực hành thao tác nghề”, Mới thật sự giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp”

 Giải pháp: Đưa nội dung “Thao tác nghề” & “Thực hành thao tác nghề” vào chuẩn đầu ra; Xây dựng nội dung đào tạo thực hành thao tác nghề chiếm +/-5% số tín chỉ chương trình đào tạo, và mời doanh nghiệp vào đào tạo (sử dụng các nội dung đào tạo inhouse của doanh nghiệp); Sinh viên được chọn 1 trong nhiều chương trình đào tạo “inhouse”/“Thao tác nghề”, của 1 hoặc nhiều doanh nghiệp hợp tác vơi Khoa. Sinh viên cần hoàn thành khóa học để tích lũy đủ số tín chỉ hoàn tất chương trình đào tạo.

4. Nhóm 4: Doanh nghiệp

Hiện trạng hiện tại: Với sự không thuận lợi về “Cơ chế/Chính sách/Luật” như trao đổi ở phần II.1. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường khó đi vào chiều sâu. Nguồn lực và sự kiên nhẫn không đủ để tiếp tục…
Giải pháp đưa ra:

    • Cần điều chỉnh về “Cơ chế/Chính sách/Luật”, như đề cập tại phần I
    • Nhà trường mở cửa và chủ động tiếp cận doanh nghiệp, đặt hàng doanh nghiệp để đưa các chương trình đào tạo inhouse/ Chương trình đào tạo “Thao tác nghề” trong doanh nghiệp vào đào tạo sớm cho sinh viên, ngay từ lúc họ còn ngồi trên ghế nhà trường
    • Nhà trường/Ngành giáo dục cần mở cửa thực sự. Giao 10% số tín chỉ của chương trình đào tạo cho doanh nghiệp phối hợp thực hiện. Phải giao không gian, giao đất để Doanh nghiệp thực hiện.
    • Trình độ: Nhân sự phụ trách đào tạo thực hành & Trải nghiệm thực tiễn
    • Hạ yêu cầu xuống chỉ cần trình độ Đại Học, có thâm niên làm việc > 5 năm là đủ. Không nhất thiết phải Thạc sỹ, Tiến sỹ
    • Chi phí thỉnh giảng, khi mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, phải thay đổi để “Công Bằng” với thu nhập ngoài thị trường khi họ đi làm (Thay vì đi dạy)

Hiện tại có 60,000VNĐ/ Giờ giảng/ Đối với trình độ Đại học thì không thể khuyến khích, kích thích sự tham gia của nhân sự có tay nghề cao vào luyện thực hành cho sinh viên.

 Ông Phạm Thanh Hậu – CEO incomSoft cho biết, trong thời gian incomSoft đã chủ động xây dựng môn hoc:Thực hành khởi nghiệp sáng tạo – Thực hành quản trị kinh doanh. (Môn học đã được đăng ký bản quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam). Đã tiếp cận hầu hết các trường đại học tại Tp.HCM, và đến hôm nay: Bước đầu đã làm việc, hợp tác với các trường: LHU, NTT, UIH, UEL, UEH (Làm việc với Khoa Quản Trị), CĐ Vinatex, CĐ Đại Việt, CĐ Thủ Đức, …Hiện tại incomSoft vẫn tiếp tục “CÀY” trong dự án đào tạo thực hành này, đây là dự án phi lợi nhuận, với mong đợi góp phần đem lại giá trị cốt lõi cho đối tượng thụ hưởng là Sinh viên

Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Phát Triển (incomSoft)
Đại chỉ:          Tầng 5, Tòa nhà ANNA, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, Tp.HCM
Tel, fax:          028-200-2912                            Mobile:     0905.267.180
Email:             
hau.pham@phattrienvn.com – pthauit@gmail.com
Website:        http://phattrienvn.com  
                                                           
                                     

 

 

lên đầu trang